Hiện tại có nhiều doanh nghiệp mở văn phòng đại diện tại Việt Nam phục vụ cho việc kinh doanh. Theo thống kê, hiện tại có hơn 1,000 văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và con số còn tăng nhiều trong tương lai.
Văn phòng đại diện là hình thức phù hợp cói các công ty chỉ muốn có văn phòng đại diện để hỗ trợ mục đích giao dịch. Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài mở văn phòng đại diện tại Việt Nam với mục đích hỗ trợ quá trình giao dịch với các đối tác hiệu quả hơn.
1. Văn phòng đại diện là gì?
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được thành lập theo quy định pháp luật của Việt Nam. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp thực hiện các quyền lợi cho doanh nghiệp, vận hành theo đúng hoạt động của doanh nghiệp. Mục đích hoạt động chính của văn phòng đại diện là giữ chức năng liên lạc, thực hiện hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với đối tác làm ăn ở thị trường Việt Nam cũng như nghiên cứu thị trường. Văn phòng đại diện không thể tự ký kết hợp đồng. Thay vào đó, doanh nghiệp phải ủy quyền cho văn phòng đại diện và cung cấp con dấu của doanh nghiệp.
Văn phòng đại diện không được tiến hành các hoạt động sinh lợi nhuận trực tiếp. Doanh nghiệp sẽ chịu các vấn đề tài chính phát sinh

Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam
2. Vì sao cần thành lập văn phòng đại diện?
Dù nhiều doanh nghiệp mở văn phòng đại diện tại Việt Nam với mục đích hỗ trợ quá trình giao dịch với khách hàng tại thị trường mới, nhưng trên thực tế văn phòng đại diện mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp. Mở văn phòng đại diện sẽ giúp doanh nghiệp nước ngoài nghiên cứu, tìm hiểu thị trường. Các nhà đầu tư nước ngoài mở văn phòng đại diện tại Việt Nam sẽ có cơ hội tìm hiểu khách hàng, nắm được thói quen của thị trường Việt Nam, tiếp xúc đối tác tiềm năng nhờ đó tăng cường cơ hội mở rộng thị trường.
3. Thủ tục thành lập
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị giấy tờ theo đúng quy định
Văn phòng đại diện cần chuẩn bị sẵn sàng các giấy tờ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam:
- Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh của công ty mẹ
- Bản sao chứng thực cá nhân của người đại diện
- Giấy tờ chứng minh địa chỉ đăng ký thành lập
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tiến hành nộp hồ sơ.
Có hai cách để nộp hồ sơ gồm nộp trực tuyến hoặc nộp offline.
Nếu nộp trực tuyến, doanh nghiệp đính kèm các hồ sơ được yêu cầu nộp trực tiếp trên cổng thông tin trực tuyến của chính phủ.
Nếu nộp trực tiếp, người đại diện văn phòng tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi văn phòng hoạt động. Sau khi hoàn tất đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy biên nhận và chờ kết quả.
Bước 3: Nhận kết quả
Thông thường, nếu hồ sơ của doanh nghiệp hợp lệ, sau 3 ngày doanh nghiệp sẽ nhận được giấy chứng nhận. Đối với doanh nghiệp nộp hồ sơ điện tử, cần mang hồ sơ bản cứng đến để nhận giấy chứng nhận.
Nếu hồ sơ thiếu hoặc có sai sót, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo yêu cầu bổ sung.
Để tránh trường hợp tốn thời gian chuẩn bị giấy tờ nhiều lần do chưa nắm rõ quy định luật lệ cũng như chưa quen các thủ tục hành chính ở Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài có thể thuê dịch vụ trọn gói tư vấn và hỗ trợ hồ sơ của các công ty tư vấn đầu tư. Viettonkin với kinh nghiệm tư vấn dịch vụ đầu tư thành công cho hơn 2,000 dự án, hỗ trợ trọn gói cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp ngoại, sở hữu nhân sự dày dặn kinh nghiệm chuyên môn, Viettonkin giúp hoàn thành các thủ tục đầu tư nhanh chóng và hiệu quả nhất.